BAMBOO Education™ - Tin tức

Tin tức

Khảo sát

Tổng đài tư vấn:

(08) 38.20.34.02

Tư vấn online

Khi cơm không lành, canh không ngọt
Cuộc sống không phải lúc nào cũng mang màu hồng, tình cảm của hai người có thể trục trặc. Những xích mích, hiểu lầm nhỏ nếu không được giải quyết ổn thỏa sẽ nhanh chóng bùng lên đến mức khó kiểm soát. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết kiềm chế bản thân.

1. Không nên "ăn thua đủ" đến cùng: Đáng buồn đây chính là lỗi lớn nhất mà nhiều cặp rất hay gặp phải. Thực ra, hầu hết ai cũng không muốn làm to chuyện lên nhưng thường họ vẫn khăng khăng giữ trong lòng một "ấm ức". Chỉ cần chờ vài ngày sao đó, họ sẽ tìm cơ hội "phản công" và cuối cùng là dành chiến thắng. Khi bạn nghe những lời than phiền của người yêu (hay của chính mình) kiểu như " Anh luôn làm theo cách của anh. Bây giờ đến tôi, tôi không chịu nổi nữa" thì đó chính là thời điểm để nhận ra rằng điều "ấm ức" đang được dồn nén.

2. Suy nghĩ của bạn thể hiện qua cử chỉ, thái độ, lời nói: Dù bạn có đúng đi chăng nữa, bạn cũng không nên có những biểu hiện thái quá. Thật không hay chút nào nếu bạn đặt người yêu mình vào tình thế bị động với những lời buộc tội một cách nặng nề. Khi một người bị đặt vào thế bị tấn công, theo lẽ tự nhiên họ sẽ "phản công" mãnh liệt và mất bình tĩnh, trong trường hợp này, các cuộc cãi vả thường không được giải quyết một cách êm thấm, có tình có lý.

Thay vì sử sử dụng những từ mạnh như "không bao giờ", "luôn luôn" thì bạn có thể nói những câu nói nhẹ nhàng: " Em rất muốn chia sẽ với anh về bảng công việc gia đình" hay "Thỉnh thoảng em lại cảm thấy mình luôn phải xếp hàng sau công việc, mối quan hệ, bạn bè, đồng nghiệp của anh, em rất muốn anh nghĩ về em đẩu tiên". Bạn phải chắc chắn những gì mình được nghe, có rất nhiều cách nói để bạn thể hiện tâm tư của mình.

3.Tập trung vào một vấn đề: Một trong những vấn đề lớn nhất của những đôi tình nhân là làm sao hòa hợp được nhiều ý thích, suy nghĩ của hai người. Thường vấn đề này hay đi vào ngõ cụt vì cái tôi rất mạnh, và chẳng ai chịu nhường ai. Hãy tập trung nói chuyện về một vấn đề trong một thời gian nhất định. Điều đó nghe có vẻ khó nhưng nếu bạn cố lãng tránh một vấn đề bằng cách đá qua chuyện khác thì chỉ làm cho bạn mình "nóng" lên thôi. Tuy vậy, khi cuộcc tranh cãi của hai bạn đi quá giới hạn thì cũng nên biết chủ động dừng câu chuyện: "Chúng ta có thể tiếp tục về ... và gạt bỏ.. qua một bên". .

4. Hãy liệt kê mấu chốt cuộc thảo luận và tranh cãi: Thật không thể nói được chính xác căn phòng nào sẽ tốt nhất cho bạn làm việc, nhưng ai cũng biết rằng, căn phòng đó phải là một nơi hoàn toàn yên tĩnh, và tiện nghi. Chắc chắn đó không phải là nơi đông người hay là nhà của người bạn. Tương tự, các cuộc trao đổi nên được diễn ra ở một nơi phù hợp, yên tĩnh, và hai người có thể tập trung tối đa vào câu chuyện.

Thứ nhất, thời điểm cho cuộc trao đổi cũng quan trọng như địa điểm vậy. Bạn phải chỉ ra được vấn đề phát sinh đầu tiên. Bạn càng để người bạn của mình lặp đi lặp lại những hành động không chấp nhận càng lâu, thì vấn đề càng khó giải quyết. Nếu bạn vẫn giữ giọng điệu đó mà chỉ hy vọng vào sự thay đổi của người yêu thì đừng có phàn nàn rằng bạn chẳng bao giờ có được điều mình mong muốn.

Thứ hai, bạn phải chắc chắn mình có đủ thời gian để cùng bàn luận vấn đề. Một kinh nghiệm cho thấy, nếu bạn và người yêu của mình bắt đầu cuộc cãi vả ngay khi bạn vừa rời công sở hay đang chuẩn bị ra ngoài, thì cuộc trao đổi thường kết thúc "không có hậu" cho lắm. Dù vậy, nếu bạn dành thời gian quá nhiều vào đó, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết.

Cuối cùng, khi bạn và người ấy đã cùng nhau ngồi hàng giờ mà vẫn chưa đưa ra được một sự thảo thuận chung nào, nên dừng ngay câu chuyện lại và có thể giải quyết nó vào lúc khác. "Như thế nào nếu chúng ta đồng ý việc tranh cãi nên dừng ở đây và có thể đề cập đến vấn đề này khi cả hai thấy tốt hơn?

5. "Anh (em) rất tiếc". Đó là câu ngắn gọn nhất mà bạn có thể nói khi lỡ có những hành động làm tổn thương đến người yêu mình. Nếu có cơ hội hãy tự chủ động làm hoà, đừng cố gây thêm căng thẳng. Rất nhiều người cảm thấy hối tiếc về hành động của mình trong lúc cãi nhau. Sau khi nghĩ lại, họ phải tự nhủ "ước gì...". Thế nhưng rất ít người đủ cam đảm để nói lên suy nghĩ đó. Vì vậy, một khi bạn làm tổn thương người bạn của mình một cách vô ý hay cố ý đi chăng nữa bạn hãy nuốt sự tự ái, xin lỗi, và mong được tha thứ. Với biểu hiện tương tự, bạn cũng có quyền hy vọng từ "xin lỗi" từ người yêu của mình nếu họ làm bạn tổn thương. Tôn trọng người yêu của mình, và đừng để quan hệ của hai bạn đi đến kết thúc không hạnh phúc.