-
Cắm hoa nghệ thuật Chuyên nghiệp -
Tỉa Củ Quả Trang Trí -
Bánh mì Châu âu (01 buổi) -
Rau Câu 3D Nghệ Thuật (01 buổi) -
Khám Phá Ẩm Thực Thế Giới -
Rau Cầu Hoa Nổi Nghệ Thuật ( 1 Buổi ) -
Bánh Âu Chuyên Đề Party Mini -
Món ăn truyền thống Tết -
Bánh Âu 5 Sao (01 buổi) -
Món Âu 5 sao -
Nấu Ăn Gia Đình -
Thợ bánh tí hon -
Đầu bếp tí hon -
Pha chế thức uống Châu Âu CB 2 -
Mỹ Thuật Tư Duy BRAIN ART -
Trang trí Bánh Kem Cơ Bản 2 -
Trang trí Bánh Kem Cơ Bản 1 -
Pha chế thức uống Châu Âu CB 1 -
Bánh Mì Châu Âu -
Bánh Âu Giáng Sinh 5 Sao -
Bánh Âu 5 Sao Cơ Bản -
Bếp Bánh Âu 5 Sao -
CĐ Nhà bánh gừng NOEL
Ikebana được ghép từ chữ ikeru có nghĩa là sắp xếp, giữ cho sống và hana nghĩa là hoa. Theo cách hiểu thông dụng, Ikebana là Hoa sống. Từ xa xưa, người Nhật rất quan tâm đến cách bày trí bình hoa để thờ cúng trên bàn thờ Phật, bàn thờ tổ tiên hoặc để tô điểm cho ngôi nhà. Cách sắp xếp 1 lọ hoa thường ẩn chứa những điều ước về sức khoẻ, gia đình hạnh phúc và công việc thuận lợi.
Cũng giống như những môn nghệ thuật khác, Ikebana đòi hỏi người thực hiện phải học qua trường lớp. Ikebana không đơn giản chỉ là cắm những bông hoa đẹp vào chiếc bình mà mỗi học viên mất từ 3 đến 5 năm để học các kỹ thuật cũng như hoàn thiện những kỹ năng cần thiết.
Ikebana được chia ra làm 3 phong cách cắm hoa cơ bản.
Rikka là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.
Shoka là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.
Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên.
Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng. Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.
Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển. Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng.
Bên cạnh bình hoa, tại Tokonoma còn có một bức tranh phong thủy hay một bức thư pháp. Cách trưng bày tối giản này thể hiện sự khéo léo và tinh tế cao độ. Theo quan niệm của người Nhật, vật trang trí không cần nhiều nhưng phải đảm bảo thứ tự sắp xếp hài hoà, đúng vị trí.
Phong cách cắm hoa phổ biến thứ 3 trong Ikebana là Jiyuka – một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920.
Ikebana không đơn giản là cắm 1 bình hoa đẹp mà ở đó người cắm cần thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Họ có thể sử dụng cành cây, lá, cỏ, hoa tươi, trung tâm vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc với hình dạng tự nhiên của vật liệu, quan trọng là toát lên ý nghĩa mà người cắm muốn gửi gắm một cách khéo léo vào tác phẩm của họ.
Trong Ikebana cho dù người thực hiện trình bày theo bất kỳ phong cách cắm hoa nào cũng cần có 4 thứ căn bản. Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là vật liệu dùng để cắm, thường là hoa, lá hoặc cây cỏ theo mùa.Tiếp theo là bình cắm hoa, nó giữ vai trò quan trọng thứ hai trong việc quyết định sự thành bại của tác phẩm. Tùy mục đích thể hiện và vật liệu mà người cắm hoa chọn lựa những kiểu bình cao thấp, lớn nhỏ khác nhau.
Thứ 3 là kéo dùng để tỉa hoa. Kéo phải bén để tạo đường cắt dứt khoát khi tỉa cành và gốc hoa. Khi cắm hoa, người ta cần có dụng cụ để cố định giúp vật liệu đứng vững. Vì vậy, mút xốp hoặc đế ghim là vật thứ 4 mà người cắm hoa phải có. Trong Ikebana, hoa thể hiện tâm hồn của con người. Từng chi tiết thể hiện trên bình hoa không hề dư thừa, trái lại chúng đều ẩn chứa ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.Ý tưởng dùng hoa để trang trí xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, cùng thời điểm với sự lớn mạnh của Phật giáo tại đất nước này. Lúc bấy giờ, người Nhật hình thành thói quen sử dụng hoa để cúng Phật.
Đến thế kỷ 15, nhà sư Ikenobo Senkei đã sáng lập trường dạy cắm hoa Ikenobo đầu tiên tại Nhật Bản, trường tọa lạc bên cạnh chùa Rokkakudo ở Kyoto.Sau thời gian hoạt động, trường dạy cắm hoa Ikenobo phải tạm đóng cửa do Kyoto chìm trong chiến tranh giữa các lãnh chúa tranh giành quyền lực. Nhưng đối với nhà sư Ikenobo Senkei đây là thời gian để ông tập trung phát triển các kỹ năng cắm hoa của mình. Ông được cho là người đã sáng tạo nên phong cách cắm hoa Rikka, trong đó thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên với núi non, thác nước, thung lũng và hoa cỏ.Bắt nguồn từ việc dâng hoa lên Đức Phật, cách sắp xếp 1 bình hoa đẹp dần được cụ thể hóa thành những quy tắc để từ đó hình thành nên nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Theo mỗi thời kỳ và tùy thuộc vào cách thức cắm mà Ikebana hiện được chia ra làm nhiều trường phái khác nhau. Không chỉ gói gọn ở Nhật Bản, Ikebana hiện nay đã lan rộng ra khắp thế giới.Xét về lịch sử thì phong cách cắm hoa Rikka xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 15. Đó là cách cắm những cành hoa thẳng đứng, đặt nặng tính nghi thức. Vì vậy, Rikka chỉ phổ biến trong giới quý tộc, võ sỹ.Đến thế kỷ 18, vào thời Edo, giới thương gia ngày càng lớn mạnh, họ đã phát triển phong cách cắm hoa mới có tên gọi Shoka hay Seika. Phong cách Shoka đơn giản hơn nhiều so với kiểu cắm Rikka mang tính quý tộc nên được dân chúng rất ưa chuộng.
Chính từ giai đoạn này, nghệ thuật cắm hoa Ikebana mới thật sự được phổ biến và trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản.Vào thời Minh Trị, lịch sử Ikebana chứng kiến giai đoạn phát triển bùng nổ, hàng loạt trường dạy cắm hoa ra đời trên khắp nước Nhật. Các trường dạy cắm hoa thu hút người học từ mọi tầng lớp trong xã hội, chủ yếu là nữ giới. Những chuyển hướng nghệ thuật đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự phát triển của kiểu cắm hoa tự do Jijuka. Cùng với sự ra đời của những phong cách cắm hoa mới thì bình cắm hoa cũng được chế tác riêng biệt phù hợp cho từng phong cách. Thế giới của bình cắm hoa ngày nay rất đa dạng, bên cạnh những chiếc bình truyền thống bằng gốm và bình tạo tác từ thân tre, thì cũng có những loại bình làm từ chất liệu mới.
Trong Ikebana, bình cắm hoa có thể được biến đổi muôn hình vạn trạng để phù hợp với ý đồ của người thực hiện. Hình thức của bình cắm hoa không ngừng phát triển theo thời gian.
Ngày xưa, kiểu bình Sayu Taisho chỉ được sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng và dùng để cắm hoa dâng lên Đức Phật. Do đó, bình Sayu Taisho xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật cắm hoa. Bình Sayu Taisho có thân cao và hoa văn trau chuốt, yếu tố này giúp tôn thêm vẻ đẹp của những bông hoa cắm trong bình. Sayu Taisho được dùng trong phong cách cắm hoa Rikka, dáng vẻ quý phái của nó thích hợp với phong cách cầu kỳ này. Ngoài ra, Rikka là kiểu cắm hoa theo dạng thẳng đứng, vật liệu được dùng là những cành cây cao và to nên cần phải cắm trong một chiếc bình vững chãi.
Dạng bình truyền thống thứ 2 được làm bằng gốm. Bình loại này thích hợp với phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka. Với mục đích đề cao tính giản dị và gần gũi nên bình cắm sử dụng trong 2 phong cách trên cũng được thiết kế mang tính dân dã. Những chiếc bình cắm hoa dạng này có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong dân chúng, nó mang tính phổ thông cũng giống như phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka.
Theo quan niệm của người Nhật những gì đơn giản thường dễ gần và có sức lan tỏa. Trong Ikebana, điều đó cũng được phát huy mạnh mẽ. Gần đây, một số nghệ nhân Ikebana đã tận dụng cả những đồ vật bị vứt đi để làm bình cắm hoa. Đó có thể là chiếc bình gốm sứt miệng do sử dụng lâu ngày, hay một chiếc bình gốm khác mà phân nửa thân bình đã bị vỡ không còn dùng vào việc gì được….
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa Ikebana có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của nó. Ngày nay, Ikebana trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
Tên gọi và phân biệt các loại bánh phương Tây 22/10/12 11:48:39
Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa 08/10/12 11:44:33
Đố vui cuối tuần 29/09/12 14:48:03
Món Âu cuối tuần 28/09/12 17:12:37
Handmade - Kết trang sức 26/09/12 18:07:37
“Món Âu cuối tuần” 21/09/12 13:02:33
Dinh dưỡng cho bé yêu 21/09/12 13:02:14
Ẩm thực chay độc đáo 21/09/12 13:01:52
Thịt cừu nhồi đậu trắng 21/09/12 13:01:14
Đố vui cuối tuần 21/09/12 13:00:40